Viêm da cơ địa trẻ em là bệnh viêm da mạn tính và có thể tái phát, viêm da cơ địa trẻ em phát triển từ nhiều yếu tố như di truyền, môi trường và rối loạn miễn dịch. Bệnh thường gây ngứa, khó chịu và nổi các nốt ban đỏ trên da. Mời bạn cùng Thanh Mộc Đan tìm hiểu viêm da cơ địa trẻ em là gì? nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh
Tìm hiểu chung về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có tên khoa học là (atopic dermatitis) hay còn được gọi là chàm thể tạng, chàm cơ địa đây là bệnh rất dễ gặp với những biểu hiện như ngứa, khô da và phát ban. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Có đến 80% trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa trước 6 tuổi. 5-15% tỷ lệ thanh niên dưới 26 mắc bệnh.
Khoảng 230 triệu người trên tổng dân số thế giới mắc bệnh viêm da cơ địa. Hiện tại chưa tìm được phương pháp chữa trị bệnh viêm da cơ địa trẻ em. Nhưng các biện pháp điều trị và phòng ngừa để có thể giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Triệu chứng viêm da cơ địa trẻ em
Dễ thấy là các mụn nước tập trung một chỗ. Các mụn nước sẽ phát triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn tấy đỏ: Các mụn nhỏ li ti như hạt kê và ngứa, da đỏ.
Giai đoạn mụn nước: Ở giai đoạn này trên bề mặt da đỏ xuất hiện mụn nước, tập trung thành từng vùng dày đặc.
Giai đoạn chảy nước/ xuất tiết: Các mụn nước bắt đầu vỡ và chảy nước, thương tổn vùng tấy đỏ, phù nề dễ bội nhiễm
(*Bội nhiễm là tình trạng vùng da, vết thương ban đầu bị nhiễm thêm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.)
Giai đoạn đóng vảy: Sau khi xuất tiết các dịch khô dần và đóng vảy. Nếu da bị bội nhiễm vảy sẽ dày hơn và có màu nâu.
Giai đoạn bong vảy da: Vảy dần dần bị nứt và bong da thành các vảy ra mỏng trắng để lại lớp da mỏng. Làn da dần phục hồi trở lại bình thường.
Nguy cơ viêm da cơ địa trẻ em
Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa là bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền, nguyên nhân chính xác viêm da cơ địa trẻ em vẫn chưa được xác thực chính xác. Những theo thống kê, nếu cả bố và mẹ từng mắc bệnh viêm da cơ địa thì tỷ lệ rất cao con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh. Trong khi đó, nếu chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái bị mắc bệnh này cũng sẽ thấp hơn.
Yếu tố, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Tác nhân bên trong: yếu tố thần kinh, rối loạn chuyển hoá, thay đổi nội tiết, thay đổi miễn dịch
Tác nhân bên ngoài: Môi trường, bụi, phấn, thức ăn, vi khuẩn nấm, virus,…
Viêm da cơ địa trẻ em có gây nguy hiểm không?
Do bệnh viêm da cơ địa biểu hiện thành theo từng giao đoạn sau đó tự thuyên giảm, với những tình trạng bệnh nhẹ đa số không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Thế nhưng, người bị bệnh phải gãi nhiều do ngứa, móng tay kém vệ sinh, dài và nhọn rất dễ khiến làn da bị nhiễm trùng. Khi cấu trúc những vùng da bị phá vỡ, vết nứt da bị lây nhiễm bởi vi khuẩn trên da hoặc vi khuẩn ngoại lai. Khi vết thương phục hồi và lành lặn trở lại sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Trong trường hợp bị bội nhiễm, tình trạng bệnh: sốt, mụn nước trên da, mệt mỏi, tổn thương nội tạng,… sẽ trở nên nghiêm trọng hơn gây thêm nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu để đủ lâu có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa trẻ em là bệnh mạn tính có thể kéo dài nhiều nhiều năm, nếu điều trị sai cách, quá lạm dụng các thuốc uống hoặc bôi có chứa Corticoid có thể dẫn đến đỏ da toàn thân.
Cách chữa bệnh viêm da trẻ em
Điều trị tại nhà
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không có hương liệu tổng hợp, hay chất tạo màu.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm nước ấm, có thể kết hợp thêm các loại lá tắm giúp làm sạch da hiệu quả hơn.
- Tránh tiếp xúc các chất có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng, chất tẩy rửa, phấn hoa,… Có thể thay thể bằng những sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ
- Mặc quần áo thoáng mát: chọn quần áo có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát,…
Điều trị bằng thuốc
- Corticosteroid: Giúp giảm viêm, ngứa hiệu quả nhưng không nên quá lạm dụng tránh hậu quả không đáng có.
- Thuốc chứa chất ức chế calcineurin: Giúp giảm viêm giảm ngứa nhưng ít gây tác dụng phụ hơn chất Corticosteroid
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử thuốc uống kháng histamin hay thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc này bạn nên sử dụng trong trường bệnh nặng.
Điều trị ánh sáng
Ánh sáng sử dụng để điều trị là tia cực tím (UVA và UVB), có tác dụng giảm viêm, ức chế sự phát triển tế bào da và điều chỉnh hệ miễn dịch cho người bệnh. Khi chiếu tia cực tím lên vùng da bị viêm, các tế bào da sẽ được kích thích sản sinh ra chất chống viêm, làm dịu đi các triệu chứng của bệnh.
Hy vọng rằng, với những kiến thức trên Thanh Mộc Đan giúp bạn hiểu được viêm da cơ địa trẻ em là gì? nguyên nhân và cách phòng chữa viêm da cơ địa trẻ em.
Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ qua Fanpage Thanh Mộc Đan hoặc Email:
thanhmocdan.cskh@gmail.com