Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến, khi đó tóc của bé rụng thành một vòng tròn đặc trưng ở vùng gáy, trông giống như một chiếc vương miện nhỏ. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi và thường không gây nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về rụng tóc vành khăn, nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tình trạng để đảm bảo mái tóc của trẻ luôn khỏe mạnh.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn là gì?
Rụng tóc vành khăn không phải là một bệnh lý, mà là hiện tượng tóc ở vùng đầu của trẻ sơ sinh bị rụng bình thường theo hình dạng giống như vành khăn. Tóc rụng sẽ thường chủ yếu ở sau gáy và hai bên tai, điều này là dạng rụng tóc thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi.
Các trường hợp rụng tóc vành khăn là trong giai đoạn ngắn của trẻ nhỏ, do trẻ nhỏ còn thường xuyên nằm và tóc ma sát với bề mặt nệm sẽ dẫn đến hiện tượng này.
Nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về hiện tượng này và đưa ra giải pháp phù hợp dành cho con.
Tóc còn mỏng và yếu
Khi vừa mới chào đời, chân tóc con còn quá mỏng và yếu, vì vậy mà chứng rụng tóc vành khăn dễ dàng xuất hiện.
Con có thói quen giật tóc
Một số trẻ nhỏ thường có thói quen cựa quậy và giật tóc, quấy khóc mỗi đói, căng thẳng hoặc lo sợ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến chân tóc của con nở rộng ra, tóc dễ dàng rụng.
Dị ứng
Da của trẻ sơ sinh nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng và mẫn cảm nếu sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc, thành phần đảm bảo. Vì vậy, ba mẹ nên chọn lựa kỹ lưỡng các sản phẩm tắm & gội cho trẻ tại nơi uy tín, đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn không có hóa chất.
Đầu trẻ bị nấm
Nếu con thường xuyên gãi đầu, ngứa nổi mẩn đỏ thì đây có thể là tình tình trạng nấm da đầu thường hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, từ đó con sẽ bị nhạy cảm da đầu và rụng tóc vành khăn sẽ dễ dàng hơn.
Thay đổi hormone
Trong giai đoạn đầu đời của con, cơ thể con đang trong quá trình phát triển và hormone thay đổi liên tục nhằm trao đổi các chất. Điều này đôi khi làm cho tóc rụng một cách tự nhiên.
Thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhằm nuôi dưỡng và phát triển tóc của trẻ sơ sinh trong giai đoạn mới chào đời này. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tóc có thể yếu và dễ rụng hơn. Con cần cung cấp đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin A, vitamin D, biotin và omega-3 sẽ khiến tóc và cơ thể của con phát triển khỏe mạnh, ít ốm vặt.
Làm gì để khắc phục rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh?
Khi ba mẹ đã biết được những nguyên nhân và hiểu rõ về tình trạng rụng tóc vành khăn của trẻ nhỏ, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu, khắc phục tình trạng này cho trẻ nhỏ:
Tăng cường chế độ dinh dưỡng
Trước tiên, con cần được đảm bảo rằng được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc và cơ thể. Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại đậu có thể giúp tóc chắc khỏe hơn. Đồng thời, các loại rau xanh và trái cây tươi cũng rất tốt cho sức khỏe tổng quát của trẻ.
Chăm sóc tóc đúng cách
Ba mẹ nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc tắm và gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, từ thiên nhiên, an toàn lành tính đảm bảo không chứa hóa chất độc hại. Khi gội cần massage nhẹ nhàng da đầu cho trẻ để kích thích lưu thông máu.
Giảm thiểu ma sát
Như đã đề cập ở trên, ma sát là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Để giảm thiểu tình trạng này, ba mẹ có thể thay đổi vị trí nằm của con thường xuyên và sử dụng các loại gối mềm mại, có tính chất chống ma sát cao cũng đồng thời giữ gìn chăn ga, gối sạch sẽ là một giải pháp đáng lưu ý.
Kết luận
Sau khi đọc bài viết, hy vọng ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục rụng tóc vành khăn đúng cách để giúp con vượt qua tình trạng này một cách nhanh chóng và an toàn.
Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ qua Fanpage Thanh Mộc Đan hoặc Email: thanhmocdan.cskh@gmail.com