Miền Bắc đã bắt đầu bước vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Cơ thể chúng ta không thích nghi kịp với sự thay đổi thời tiết nên rất dễ mắc phải cảm lạnh, cảm cúm, ốm. Cảm lạnh là gì? Khoảng thời gian này chúng ta nên chú tâm nhiều hơn đến sức khỏe để tránh mắc phải những sự mệt mỏi không đáng có. Ở bài viết này, Thanh Mộc Đan sẽ giúp bạn hiểu rõ về cảm lạnh là gì, dấu hiệu bị cảm lạnh và 9 mẹo điều trị cảm lạnh tại nhà.
Tìm hiểu cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do các loại virus, phổ biến nhất là virus rhinovirus gây ra. Bệnh cảm lạnh thường xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc thời điểm chuyển mùa. Dù không quá nghiêm trọng nhưng cảm lạnh khiến người bệnh mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc, học tập.
Với hàng trăm loại virus khác nhau có thể gây cảm lạnh, virus cảm lạnh có thể xâm nhập qua đường mũi, miệng hoặc mắt khi chúng ta tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn hoặc qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh. Để tránh tốt nhất các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi ra đường bạn nhớ đeo khâu trang để giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh.
Dấu hiệu bị cảm lạnh
Biểu hiện của cảm lạnh thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus từ 1-3 ngày và có thể kéo dài từ 5-7 ngày hoặc hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi bị cảm lạnh:
- Ngạt mũi và chảy mũi: Đây là dấu hiệu phổ biến khi virus xâm nhập và gây viêm trong khoang mũi.
- Đau họng: Họng thường có cảm giác ngứa rát, khó chịu.
- Ho: Thường bắt đầu với ho khan và sau đó có thể chuyển sang ho có đờm.
- Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh: Đôi khi, bạn có thể cảm thấy sốt nhẹ hoặc ớn lạnh, nhưng cảm lạnh thường không gây sốt cao như cảm cúm.
- Đau đầu và mệt mỏi: Cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi và đau nhẹ vùng đầu.
- Chảy nước mắt: Một số người bị cảm lạnh có thể gặp triệu chứng chảy nước mắt do kích thích vùng mắt.
Những dấu hiệu của cảm lạnh khá dễ để nhận biết, hãy theo dõi sức khỏe của mình để đưa ra những phương án xử lý trước khi bệnh trở nặng. 1-3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ nhất, vì khi đó virut chưa đi sâu vào cơ thể.
9 mẹo điều trị cảm lạnh tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh là gì, có thể tự khỏi mà không cần thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục, bạn có thể áp dụng 9 mẹo đơn giản dưới đây:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi cơ thể có dấu hiệu cảm lạnh, điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi, giảm hoạt động để cơ thể có thời gian tập trung chống lại virus. Một giấc ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện khả năng hồi phục. Cần ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh, đủ sức chống chọi lại với virut gây cảm lạnh.
Uống đủ nước
Duy trì lượng nước đầy đủ giúp cơ thể thanh lọc và làm giảm triệu chứng ngạt mũi. Nước ấm, trà thảo mộc hay súp gà cũng là lựa chọn tốt để giữ ấm cơ thể và giảm đau họng. Cơ thể chúng ta cần đủ 2 lít nước/ ngày, hãy chú trọng tới việc uống nước để hỗ trợ thải độc, thanh lọc cơ thể.
Sử dụng máy tạo ẩm
Không khí ẩm giúp làm dịu cơn ho và cảm giác ngứa rát trong họng. Nếu không có máy tạo ẩm, bạn có thể thử phương pháp xông hơi bằng nước nóng hoặc giữ ẩm môi trường sống bằng cách đặt bát nước trong phòng. Máy tạo ẩm sẽ giúp làm dịu đường hô hấp, giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp, không khí đủ độ ẩm sẽ giúp bảo vệ lớp màng nhầy trong mũi và cổ họng, giúp chống lại virut xâm nhập.
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho những người bị cảm lạnh, đặc biệt với các triệu chứng liên quan đến ngạt mũi, đau họng và viêm xoang. Có thể dùng nước muối sinh lý để:
- Làm sạch và thông mũi: Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy, giảm tắc nghẽn mũi và giúp bạn thở dễ dàng hơn.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus trong mũi và cổ họng. Điều này giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp như viêm xoang hoặc viêm họng, vốn dễ phát sinh khi cơ thể bị suy yếu do cảm lạnh
- Làm dịu cổ họng và giảm đau họng: Súc miệng hoặc súc họng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch vi khuẩn trong họng và làm dịu cảm giác đau rát. Đặc biệt, nước muối sinh lý giúp kháng viêm, giảm sưng tấy trong niêm mạc họng.
- Giảm tình trạng sưng tấy ở niêm mạc mũi: Nước muối có khả năng làm co niêm mạc mũi, giúp giảm sưng, từ đó cải thiện tình trạng ngạt mũi và đau nhức vùng xoang.
- Giúp hỗ trợ xông hơi hoặc rửa mũi: Nếu sử dụng dung dịch nước muối sinh lý trong các phương pháp xông hơi hoặc máy rửa mũi, hiệu quả làm sạch và kháng khuẩn càng được tăng cường, giảm nhanh tình trạng khó chịu và tắc nghẽn mũi.
Khi dùng nước muối sinh lý, nên ưu tiên loại có nồng độ phù hợp (0.9% NaCl) để tránh gây kích ứng. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn nên lưu ý vệ sinh dụng cụ xịt, chai hoặc máy rửa mũi để đảm bảo an toàn, tránh đưa vi khuẩn vào hệ hô hấp.
Xông hơi
Xông hơi với nước nóng có thể giúp làm giãn niêm mạc mũi, làm giảm tắc nghẽn mũi và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng kèm Xông tắm thảo mộc để tăng hiệu quả. Xông tắm được tạo nên từ 8 loại thảo mộc quý: Hương nhu, Khuynh diệp- Chanh, Sả chanh, Bạc hà, Gừng, Ngũ sắc, Tía tô, Hồi.
Tất cả đều là những tinh dầu quý và có tính sát khuẩn cao. Đặc biệt với những gia đình có người già và trẻ nhỏ, nên trữ sẵn trong nhà để dùng khi cần thiết. Có thể sử dụng để xông hơi, pha nước tắm hoặc cho vào máy xông tinh dầu để xông phòng.
Uống trà gừng và mật ong
Uống trà gừng và mật ong hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch của gừng và mật ong. Lưu ý, đối với những người có tiền sử về bệnh dạ dày nên uống với liều lượng vừa phải. Tránh uống vào buổi tối muộn gây kích thích dạ dày và gây mất ngủ. Đối với phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền, đang dùng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Súc miệng với nước muối ấm
Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày giúp làm sạch vi khuẩn trong họng, giảm nguy cơ viêm và làm dịu các cơn đau họng. Giúp làm loãng và làm sạch dịch nhầy trong cổ họng, giúp làm dịu và làm sưng ở cổ họng. Làm dịu các kích thích trong cổ họng, giảm ho khan và ngứa rát họng.
Tăng cường vitamin C
Vitamin C là yếu tố quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Bổ sung vitamin C qua các loại quả như cam, chanh, kiwi hoặc dùng các viên uống bổ sung nếu cần. Vitamin C đóng vao trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, đặc biệt là bạch cầu giúp chống lại virut gây bệnh. Hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, phục hồi mô tổn thương. Hỗ trợ quá trình phục hồi các mô, giảm viêm và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tránh tiếp xúc với người khác
Trong thời gian bị cảm lạnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho người khác. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và thường xuyên rửa tay là những cách giúp hạn chế sự lây lan của virus. Tốt nhất nên nghỉ ngơi ở trong nhà, nếu có việc cần ra ngoài nên đeo khẩu trang và che chắn kỹ.
Kết luận
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về cảm lạnh là gì rồi đúng không? Cảm lạnh là một bệnh phổ biến nhưng có thể gây khó chịu nếu không được chăm sóc đúng cách. Hiểu rõ các dấu hiệu cảm lạnh và biết cách điều trị, phòng ngừa là chìa khóa giúp bạn và gia đình duy trì sức khỏe. Hãy thử áp dụng các mẹo điều trị cảm lạnh tại nhà và bảo vệ bản thân khỏi virus mùa lạnh này!
Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ qua Fanpage Thanh Mộc Đan hoặc Email: thanhmocdan.cskh@gmail.com